Hệ thống nhà hàng, khách sạn Du_lịch_Paris

Nhà hàng

Nhà hàng trên quảng trường Place du Tertre, Quận 18

Thành phố Paris được công nhận rộng rãi như một trong những kinh đô của ẩm thực. Trên các bảng xếp hạng của tạp chí Restaurant hay sách chỉ dẫn du lịch Michelin, Paris có không ít nhà hàng xuất hiện ở những vị trí dẫn đầu. Nhiều đầu bếp nổi tiếng thế giới làm việc trong các nhà hàng, khách sạn ở nơi đây.

Năm 2006, toàn thành phố có hơn 10 ngàn nhà hàng, quán ăn.[6] Dành cho những khách du lịch cao cấp, Paris có một số lượng không nhỏ những nhà hàng danh tiếng. Trong xếp hạng của Guide Michelin năm 2009, thành phố chiếm tới 10 trên tổng số 26 nhà hàng 3 sao của nước Pháp.[10] Các khách sạn sang trọng như Plaza Athénée, Ritz, Bristol đều có những nhà hàng cao cấp với những đầu bếp danh tiếng phục vụ. Le Jules Verne trên tầng ba của tháp Eiffel hay Maxim's tại Quận 8 cũng nằm trong số những nhà hàng nổi tiếng của Paris.

Giống như những thành phố lớn khác trên thế giới, tại Paris có thể dễ dàng tìm thấy các hiệu ăn nhanh của McDonald's, Quick hay KFC. Bên cạnh đó, những hiệu bánh mỳ kebab, các cửa hàng ăn nhanh châu Á cũng có mặt khắp mọi nơi. Tại những khu phố du lịch như Montmartre hay Quận La Tinh tập trung rất nhiều những nhà hàng trung bình. Các khách du lịch sinh viên còn có thể dùng bữa trong các căng tin thuộc hệ thống nhà ăn sinh viên của thành phố.

Khách sạn

Ritz, một trong những khách sạn sang trọng nhất Paris

Để đón tiếp khoảng 30 triệu lượt khách mỗi năm, Paris có một hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đặc biệt đa dạng, từ những phòng sang trọng bậc nhất cho tới các quán trọ sinh viên, khu cắm trại. Năm 2007, các phòng 2 sao của Paris có giá trung bình 88 euro một đêm, đứng thứ 17 trên 20 đô thị lớn của thế giới. Ngược lại, các phòng khách sạn sang trọng ở đây lại đắt thứ tư thế giới, trung bình 342 euro một đêm, sau London, GenèveMoskva.[11]

Thành phố có bảy khách sạn được mệnh danh palace – đặc biệt sang trọng, gồm Bristol, Crillon, Fouquet's Barrière, George V, Meurice, Plaza AthénéeRitz. Phần lớn trong số này đều mở cửa vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và đều nằm bên hữu ngạn. Fouquet's Barrière khánh thành cuối 2006 trở thành palace duy nhất mở cửa sau 1928 và cũng là palace duy nhất còn thuộc về một tập đoàn của Pháp.[12] Dành cho cắm trại, Paris có một địa điểm ở rừng Boulogne. Trong nội ô Paris chỉ có hai Nhà trọ thanh niên (Youth hostel) ở đại lộ Jules-Ferry thuộc Quận 11 và phố Vitruve thuộc Quận 20, tổng cộng hơn 530 giường. Thuộc vành đai nhỏ, rất gần Paris, còn có hai Nhà trọ thanh niên khác với hơn 500 giường.[13] Dự kiến năm 2012, nội ô thành phố sẽ có thêm Nhà trọ thanh niên thứ ba ở phố Pajol.[14]

Năm 2007, Paris có 1.466 khách sạn với 152.358 giường và 62 cư xá du lịch với 12.500 giường.[15] Số khách sạn của Paris chiếm khoảng 60% của cả vùng[16] và phân bố không đồng đều giữa các quận. Trong khi Quận 9 chiếm tới 180 khách sạn, đứng cao nhất, thì ở các Quận 1920 chỉ có 17 khách sạn. Số lượng phòng cũng tập trung chủ yếu vào các hạng 2 và 3 sao, chiếm 77% trong tổng số 76.179 phòng.[17] Trong khoảng 15 năm gần đây, số lượng khách sạn của Paris chỉ tăng nhẹ, nhưng số phòng hạng sang lại tăng rất mạnh. Năm 2007, thành phố có 723 phòng 4 sao Luxe, tăng 233,2% so với năm 1997.[17] Mặc dù có 7 khách sạn được mệnh danh palace, nhưng theo hệ thống phân loại chính thức, Paris lại có 7 khách sạn xếp 4 sao Luxe – tức 4 sao Xa xỉ, hạng cao nhất – là Fouquet’s Barrière, L’Hôtel, Plaza Athénée, Ritz Paris, Scribe Paris, VendômeMeurice.[18]

Tuy là một thành phố đón khách du lịch trong suốt cả năm, nhưng có hai mùa lượng khách ở các khách sạn thấp hơn mức trung bình. Mùa thứ nhất từ giữa tháng 11 cho tới cuối tháng 2, đặc biệt trong tháng 1 và tháng 2, lượng khách tụt xuống ở mức thấp nhất. Khoảng thời gian từ giữa tháng 7 cho tới cuối tháng 8, lượng khách cũng giảm nhưng ở mức độ thấp hơn.[19] Nếu tính riêng lượng khách người Pháp thì tháng 8 lại là tháng vắng vẻ nhất, còn với du khách ngoại quốc thì tháng 1 là khoảng thời gian kém nhất trong năm.[20] Về giá cả, dù lượng khách trong năm không đồng đều, nhưng giá phòng các khách sạn Paris không có sự thay đổi lớn. Trong năm 2007, giá hai tháng cao điểm nhất là tháng 6 và tháng 10, thời điểm của triển lãm Paris Air Show và giải Vô địch bóng bầu dục thế giới, trung bình lên tới khoảng gần 180 euro cho một phòng. Trong khi đó những tháng còn lại chủ yếu dao động trong khoảng 130 đến 140 euro.[20]

Trong năm 2007, các khách sạn Paris đón 15,4 triệu khách. Tổng số đêm các khách nghỉ trọ là 35,7 triệu, tức trung bình mỗi khách nghỉ 2,31 đêm ở khách sạn Paris.[16] Lượng khách người Pháp chiếm 43,1%, nhưng tính số đêm nghỉ thì chỉ chiếm 34,5%. Trong số khách nước ngoài, người Mỹ và người Anh chiếm số đông nhất, tiếp theo tới Tây Ban Nha và Ý.[21]
 

Lượng khách nước ngoài ở khách sạn Paris
Quốc gia2008Tỷ lệ %Tăng 07/08
  Anh Quốc1.315.93415,7-7,1 % 
  Hoa Kỳ1.229.43114,7-18,3 % 
  Ý747.6568,9-1,3 % 
  Tây Ban Nha678.2898,1-10,2 % 
  Đức605.3837,2-4,8 % 
  Nhật Bản541.5786,5-14,1 % 
  Bỉ277.9643,3+1,9 % 
Nguồn: Văn phòng du lịch Paris. Tỷ lệ riêng khách nước ngoài.[22]
Lượng khách sạn ở Paris
HạngSố lượngTỷ lệ %Tăng 08/98Số phòngTỷ lệ %Tăng 98/08
 0 352,4+59,1 %1.7462,3+147,3 % 
 1 1127,6-25,3 %3.1204,1-27,6 % 
 2 54036,9-11,9 %23.27230,5-11,2 % 
 3 58740,1+7,3 %26.35034,5+0,6 % 
 4 18412,6+75,2 %20.93727,4+49,3 % 
 4 Luxe70,5+600,0 %8841,2+307,4 % 
 Tổng số1.465100+1,9 %76.309100+6,5 % 
Nguồn: Văn phòng du lịch Paris.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Du_lịch_Paris http://fr.gmi-mr.com/press/release.php?p=ng%C3%A0y http://www.inparkmagazine.com/2007report.pdf http://convention.parisinfo.com/uploads/49//Rappor... http://www.parisinfo.com http://www.parisinfo.com/uploads/13//Culture%20et%... http://www.parisinfo.com/uploads/18//Enquete_2008_... http://www.parisinfo.com/uploads/19//frequentation... http://www.parisinfo.com/uploads/22//CC07_pour%20w... http://www.parisinfo.com/uploads/3e//RA_07.pdf http://www.parisinfo.com/uploads/4b//dp_2008_shopp...